Là Gì

Từ Đa Nghĩa Là Gì? Phân Loại & Các Ví Dụ Cụ Thể Về Từ Đa Nghĩa

2834
từ đa nghĩa là gì

Tiếng việt được bạn bè năm châu quốc tế đánh giá là một trong những ngôn ngữ rất khó đọc, khó viết và khó hiểu, không chỉ về phát âm mà khi viết thành chữ cũng vô cùng khó khăn. Nhắc đến tiếng Việt là không thể không kể đến từ đồng âm, từ đa nghĩa là gì? Vậy khái niệm từ đa nghĩa là gì, phân loại và ví dụ nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về nó thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Từ đa nghĩa là gì?

Từ đa nghĩa hay còn gọi là từ nhiều nghĩa được dân gian sử dụng khá nhiều, là những từ có một số nghĩa khác bên cạnh nghĩa gốc về một khía cạnh nào đó như đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng hoặc một địa điểm nào đó. Một từ mà có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Hiện tượng nhiều nghĩa anfy được quan sát ở hầu hết trên thế giới.

Ở tại Việt Nam, từ đa nghĩa là những từ có một nghĩa đen và nghĩa bóng hay còn gọi là nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Các nghĩa này thường có mối liên hệ liên quan với nhau. Nghĩa gốc thường xoáy sâu vào hiện tại đúng là nghĩa đen, nghĩa gốc của từ, nghĩa trực tiếp, gần gũi,..còn nghĩa đen thì thường ẩn sau nghĩa gốc để chỉ con người hay những đặc điểm thói quen hay sự vật hiện tượng nào đó. 

Nguyên nhân tồn tại từ đa nghĩa

từ đa nghĩa là gì
từ đa nghĩa là gì

Do tiếng việt quá phong phú nhưng số lượng từ vựng lại có hạn mà trong khi đó, khái niệm thế giới xung quanh chúng ta là vô số. Không chỉ như vậy, một số khái niệm nhiều sắc mang nhiều ý nghĩa tương đồng nhau mặc dù là không trùng khít. Từ đa nghĩa tồn tại ở cả lớp định danh ( thực từ) và lớp công cụ ( hư từ) mặc dù các từ phổ biến như từ do, bởi, mà,…  là các từ trừu tượng không dễ để phát triển cũng như phát sinh ra nó. 

Tác động của từ đa nghĩa

Muốn hiểu được từ đa nghĩa cần có nhiều thời gian để tìm hiểu, phân tích nội dung cũng như hàm ý mà từ đa nghĩa mang lại. Từ đa nghĩa trong một số trường hợp rất dễ gây nhầm lẫn khó hiểu, điều này rất dễ gây nhầm lẫn đặc biệt với người học ngoại ngữ. Từ đa nghĩa tưởng chừng chỉ xảy ra trong phạm vi từ ngữ mà dường như như trong cả một câu văn. Với những câu văn sau từ đa nghĩa có thể gây nhầm lẫn như câu văn sau với từ đi:

Ví dụ câu” Anh ấy đi rồi”, câu trên dễ gây nhầm lẫn giwuax hai lớp nghĩa đó là: Anh ấy đi đâu rồi hoặc nghĩa bóng mang vẻ đau thương đó là anh ấy đã mất rồi vì một lý do khó nói nào đó. Trên thực tế, họ đã che giấu sự thật đau thương bằng những câu đa nghĩa như thế này để làm giảm bớt sự đau thương này.

Quan hệ của sự đa nghĩa đến các lớp từ vựng khác nhau

Tính đa nghĩa của từ có tác động vô cùng lớn đến các lớp từ vựng phổ biến khác nhau. Dưới đây là một số lớp từ mà tính đa nghĩa tác động đến

Lớp từ vựng phổ thông

Phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa
Phân biệt từ đồng âm và từ đa nghĩa

Lớp từ phổ thông  là lớp từ có tần số sử dụng lớp nhất ( còn gọi là nhóm từ vựng tích cực), đó là những từ thường liên quan mật thiết đến hàng ngày như các từ ngủ, ngon,…Những từ trong chúng có số lượng nghĩa lớn với cụ thể các từ như từ ăn có 12 nghĩa, sở dĩ từ này được dùng trong nhiều lớp nghĩa khác nhau khi sử dụng vào nhiều hoàn cảnh khác nhau khả năng biến đổi từ cua rnos cũng lớn hơn và có khi tăng lên. Đây là những từ phổ thông được dùng nhiều và trong nhiều mục đích khác nhau

Lớp từ chuyên ngành

Đây là lớp từ thuộc các lĩnh vực khoa học mà bất cứ một chuyên ngành nào cũng có. Nó có rát ít khả năng trở thành đa nghĩa do sự hạn chế về tần suất sử dụng từ trong câu hay còn gọi là nhóm từ tiêu cực nhất là với chuyên ngành hẹp và sâu. Mặt khác, do yêu cầu về tính học thuật mà cá từ chuyên ngành thường đơn nghĩa khác với từ vựng phổ thông. Như vậy, từ chuyên ngành và từ vựng phổ thông là 2 cụm từ trái nghĩa khác nhau dó đó, cách sử dụng của chúng cũng khác nhau nữa. 

Top những phương pháp hình thành từ đa nghĩa

Có rất nhiều phương pháp hình thành từ đa nghĩa từ phương pháp ẩn dụ đến phương pháp hoán dụ. Có thể nói đây là 2 phương pháp khác nhau góp phần hình thành nên từ đa nghĩa mang lại hiệu quả cao.

Phương Pháp ẩn dụ

Ẩn dụ là phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự tin tưởng liên quan đồng thời cũng là sự so sánh giữa các đối tượng được gọi tên. Ở đây ta xét một ví dụ với từ đi. Đi không chỉ là đến những địa điểm hoặc đi ra hoặc đi đến một nới nào đó, rời khỏi địa điểm đang đứng mà đi còn là mất là hi sinh, ý chỉ đã hi sinh vì tai nạn hay một lý do cao cả nào đó. Sự chuyển nghĩa ở đây có lý do tương đồng ví dụ là lá cờ bằng vỉa có bề mặt lại mỏng như lá cây. 

Phép hoán dụ

Hoán dụ là phương pháp làm biến đổi nghĩa của từ bằng cách chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác dựa trên mối liên hệ với sự vật ấy. Ví dụ như từ “ Nhà trắng để chỉ chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ Đương nhiệm bởi đó là nơi làm việc của tổng thống Mỹ và hơn thế ngôi nhà được sơn màu trắng và như vậy đã có hiện tượng chuyển màu sơn sang một màu sơn của ngôi nhà khác sang một khái niệm khác nó, đây có thể nói là phương thức hoán dụ giữa bộ phận và toàn thể.

Từ đa nghĩa thông dụng
Từ đa nghĩa thông dụng

Cách phân biệt của các hiện tượng ẩn dụ hay hoán dụ

Ẩn dụ và hoán dụ hay bị nhầm lẫn nhưng thực tế đây lại là 2 khái niệm khác nhau và khác nhau khá là xa Ẩn dụ dựa trên các đặc điểm chung của khái niệm tuesc là nội hàm của 2 khái niệm đó là như nhau trong khi đó, hoán dụ lại là phương thức đánh tráo khái niệm do đó do vậy nội hàm thường cách xa nhau như nhà trắng với chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ về nghĩa đen là khác xa nhau. 

Một số cách phân loại từ đa nghĩa

Có rất nhiều cách phân loại từ đa nghĩa và nó được chia ra thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển, nghĩa đen và nghĩa bóng. Dưới đây là một số cách mà bạn nên tham khảo.

Nghĩa gốc và nghĩa chuyển

Tại cách phân chia này, người ta dựa vào tiêu chí nguồn gốc của nghĩa. Nghĩa gốc ở đây là \để chỉ nghĩa có trước, là nghĩa mà ta nhìn mà nhận ra được luôn ngay từ lần đầu tiên bởi nó thường sử dụng những từ thông dụng và rất dễ hiểu gắn liền với đời sống xã hội, còn nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành sau và dựa trên nghĩa gốc. Khi ta phân tích từ đi ở trên ta cũng có thể thấy được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của nó. Theo nghĩa gỗ, đi là đến một nơi nào đó, hoặc vừa rời đi, là di chuyển sang nơi khác, còn theo nghĩa chuyển, đi lại là sự hi sinh mất mát. Tác giả đã sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để làm giảm bớt đau thương cũng như sự cùng cực Ta còn xét một ví dụ nữa về từ bạc

TỪ bạc này nổi lên với 3 lớp nghĩa: Bạc trong mỏng manh, ít ỏi không trọn vẹn nhưu mệnh bạc, đời bạc,…Hoặc có thể là chỉ ít ỏi, sơ sài là lễ bạc long thành,… không nhớ ơn nghĩa, không giữa được tình nghĩa vẹn trước sau như một ví dụ như ăn ở bạc với bố mẹ, tức là đối xử bạc bẽo với bố mẹ, không coi ai ra gì,…

Nghĩa thứ nhất của tính từ bạc chính là nghĩa gốc và xuất phát từ tiếng hán, còn nghĩa 2 và 3 lại được người dân phát triển lên thành nghĩa một. Tuy nghĩa thứ 1 là nghĩa gốc xong nghĩa sô 3 lại được người dân sử dụng nhiều và rộng rãi. Từ đó, ta phát hiện ra nghĩa phát sinh và quy luật chuyển nghĩa phát sinh từ nó. 

 Nghĩa thường trực và nghĩa không thường trực

Tiêu chí của cách chia này thực sự là xem nghĩa của từ mang tính ổn định thống nhất hay chưa hoặc chỉ đúng trong một số tình huống nào đó trong một số trường hợp đặc biệt mà thôi. Nói chính xác thì một nghĩa được coi là nghĩa thường trực nếu nó đã đi vào cơ cấu ổn định của tuwfvaf nghĩa của từ, được nhận thức là ổn định như nhau trong mọi hoàn cảnh bắt buộc. Và trái ngược với nghĩa thường trực là nghĩa không thường trực hay còn gọi là nghĩa ngữ cảnh. đây là nghĩa rất hay gặp trong cách nói bóng gió của ngôn ngữ giao tiếp, truyện ngụ ngôn hay trong cách nói ẩn dụ,…

Một vài ví dụ về từ đa nghĩa

Tiếng Việt Nam ta có rất nhiều từ đa nghĩa, điển hình có thể kể đến là từ “ăn”

Ăn cơm: đưa thức ăn vào cơ thể, nuôi dưỡng cơ thể

Ăn ảnh: nói lên vẻ đẹp toát lên trong các tấm ảnh

Ăn cắp: hành vi lấy đồ của người khác mà ko được sự cho phép của người đó

Sông ăn ra biển: lan ra, hướng ra biển

Sơn ăn mặt: làm hủy hoại dần từng phần

Áo trắng em đến trường, cùng đàn chim ca rộn ràng. Từng làn gió vờn tóc em, kỷ niệm buồn vui ngập tràn.

Áo trắng” trong câu này chỉ đến nữ sinh, và nó chỉ mang nghĩa đúng trong một số trường hợp mà thôi như vậy ta nói nghĩa của từ áo trắng là nữ sinh là nghĩa không thường trực. Một từ trước khi có thêm một nghĩa mới nào đó có tính chất ổn định thì nghĩa ấy phải trải qua một giai đoạn mang nghĩa không thường trực, theo thời gian nghĩa không thường trực có thể trở thành nghĩa thường trực, điều đó có thành sự thực hay không phụ thuộc vào quyết định của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó.

Như vậy, bài viết trên đã cho chúng ta thấy và có cái nhìn sâu sắc hơn về từ đa nghĩa là gì, Từ đó, giúp mọi người hiểu rõ hơn về từ đa nghĩa. Không chỉ được áp dụng sâu trong  văn học mà nó còn được áp dụng trong cả lối đối đáp như thời ngày xưa hoặc trong các vở tuồng chèo,…Và mối quan hệ mật thiết như vậy, đây không chỉ là một từ đa nghĩa hoàn chỉnh cả về mặt cấu trúc lẫn ngữ pháp mà nó còn được áp dụng nhằm xua tan đi nỗi cô đơn thậm cho sự thấm khổ,…

5 ( 2 bình chọn )

Ambalgvn.org.vn

https://ambalgvn.org.vn
Ambassade d'Algérie au Vietnam

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm