Hoa lan Lưỡng Điểm Hạc là một loài lan rất dễ trồng và có nhiều người tìm kiếm vào khoảng thời gian 2018. Nhưng nếu không biết cách trồng, bạn sẽ khó để có được kiểu chậu hoa như ý. Vậy Lưỡng Điểm Hạc là gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hiệu quả ở bài viết dưới đây nhé!
Lưỡng điểm hạc là gì?
Lưỡng điểm hạc hay phi điệp, giả hạc tía, giả hạc ( Dendrobium anosmum) là một loài lan trong chi Orchidaceae. Có tên gọi khác là phi điệp tím.Cây được phân bố từ Nam Á đến Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây có mặt ở các vùng như: Hà Nội, Bắc Giang, Hà Nam, Lâm Đồng, Nghệ An. Hiện nay cây có giá trị rất cao và được những người tìm kiếm để trồng.
Đặc điểm của Lưỡng Điểm Hạc
Lưỡng Điểm Hạc là một giống phong lan, thông thường thân của cây cao khoảng chừng 50-70 cm. Trong điều kiện sinh trưởng thích hợp thì cây có thể cao lên đến khoảng 2m.
Hoa có hai màu chính đó là màu tím và màu trắng. Hiện nay có nhiều loại biến thể màu khác nhau như hồng thẫm, hồng nhạt hoặc cánh trắng lưỡi tím. Hoa mọc ở các đốt gần ngọn từ khoảng 2-4 chiếc, có chiều dài khoảng 7 cm, có mùi thơm và lâu tàn.Màu sắc của hoa khi nở có phần màu nhạt, đậm từ viền hoa cho đến cuối hoa.
Một cụm hoa lan có thể có đến 100 bông hoa lan. Loại lan này được trồng nhiều vì tương đối dễ trồng và có khả năng chịu nóng, chịu rét tốt. Cây dễ trồng và cho nhiều hoa, có hoa to từ khoảng 3-5cm, có mùi thơm nồng nàn.
Tùy vào điều kiện thời tiết khác nhau mà tuổi thọ của hoa cũng trở nên khác nhau. Thông thường Lưỡng Điểm Hạc sẽ giữ được trong khoảng thời gian 3 tuần hoặc cũng có thể hơn.
Giá thể trồng Lưỡng Điểm Hạc
Kỹ thuật trồng lưỡng điểm hạt rất đơn giản. Bạn cần chuẩn bị một môi trường trồng tốt để lan có thể phát triển và cho ra những bông hoa lan đẹp. Nên sử dụng các mảnh gỗ, khối gỗ, rong rêu, chậu các loại để giữ ẩm và cần được giữ sạch sẽ.
Nên cắt bỏ hết phần rễ bị hư, lấy keo bôi vào vết thâm để làm lành vết sẹo. Phun 1 lần thuốc trừ nấm, sau đó đặt thẳng với đỉnh cây hướng ra ánh nắng của mặt trời để có thể giúp cây quang hợp một cách tốt nhất.
Giữ chặt gốc để tránh va đập làm cây bị rung lắc làm mất phần rễ. Thường trồng lan ở trên khối gỗ hoặc cây sống không giữ ẩm tốt như cây trồng trong chậu.
Loại này thường được trồng theo sở thích của mỗi người trồng lan, trồng trên cây hay trong chậu đều có thể phát triển rất tốt.
Cách chăm sóc Lưỡng Điểm Hạc
Lan Lưỡng Điểm Hạc với ý nghĩa đặc biệt và chiếm được rất nhiều sự yêu thích của người chơi hoa, vì vậy cách chăm sóc hoa như thế nào sẽ được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng thảm khảo những cách chăm sóc Lưỡng Điểm Hạc dưới đây nhé.
Ánh sáng và nhiệt độ
Lan gần như có thể để ngoài trời vì ánh sáng là một yếu tố quan trọng đối với hoa phong lan, cây cần nhiều ánh sáng nhưng cũng cần phải có lưới che nắng cho lá non. Khi bạn thấy cây bị cong queo, thì đó là biểu hiện của việc thiếu ánh sáng mặt trời. Vì vậy, bạn cần di chuyển cây đến vị trí nhiều nắng hơn.
Người chơi lan cần chọn vị trí giúp cây có thể dễ dàng tiếp xúc được ánh sáng, tuy nhiên cần lưu ý một điều đó là không được để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp lên cây khi cây mới ra hoa, điều này sẽ làm cho cháy lá non và khiến cây chậm phát triển. Đặc biệt là vào mùa đông, nếu không có nắng thì cây sẽ khó để có thể ra hoa.
Lượng ánh sáng cần thiết cho cây khoảng 20% -50%. Khi mới trồng, cây thích hợp nhất là 20% nắng khi nhiệt độ cao và 40% nắng khi nhiệt độ thấp. Khi cây đã mọc và khỏe mạnh, bạn chỉ cần để cây ở nơi có ánh nắng vừa phải. Khoảng 30% cây có thể phát triển khỏe mạnh quanh năm.
Lan phải được giữ ở nhiệt độ 8-25 ° C, nhưng lan có thể chịu nhiệt đến 38 ° C và lạnh đến 3,3 ° C.
Độ ẩm thích hợp
Hầu như tất cả các loại lan đều có xu hướng ưa khô thoáng, lưỡng điểm hạc cũng thế. Cây lan phát triển mạnh thì cần độ ẩm cần đạt từ 60-70%, nếu thấp quá cây non sẽ không phát triển và bị teo tóp.
Hoa lan cần độ ẩm 70% vào mùa hè và 60% vào mùa đông. Cây sẽ không phát triển nếu không có sự thông thoáng, và sẽ có ít chồi trong thời gian mà cây đâm chồi.
Hoa lan là loài hoa được mọc ở những khu rừng vì vậy có độ ẩm cao hơn nơi chúng ta sống, vì trong rừng có nhiều cây cối hơn. Do đó người trồng lan chú ý nên tăng cường độ ẩm bằng cách tưới đẫm nước lên cây lan.
Bón phân hợp lí
Giai đoạn cây đã và đang phát triển rễ là giai đoạn thích hợp để bón phân, Có thể dùng phân tan chậm hoặc phân bón lá. Lưỡng điểm hạc nói chung hay hầu hết các loại lan nói riêng đều không ưa phân bón có nhiều chất Nitrogen.
Nên bón phân cho cây quanh năm nhưng chủ yếu là vào mùa sinh trưởng của thân và lá. Nên bón phân cho cây 15-15-15 cho đến tháng 9, còn bón phân cho cây 10-30-10 từ tháng 9 đến tháng 10.
Ngưng hẳn việc bón phân cho cây từ khoảng tháng 12 cho đến hết tháng giêng. Những tháng mưa nhiều thì ngừng bón phân vì nước mưa có rất nhiều chất để thúc cây sinh trưởng tốt.
Tưới nước thông minh
Tưới nước cho cây như thế nào là đủ ẩm và đủ sạch để cây quang hợp tốt. Nên tưới nước cho cây nhiều vào mùa hè khoảng 2 – 3 lần một tuần, vì thời điểm này là khi lan ra mầm non và mọc mạnh
Nên tưới ít lại vào mùa thu khi cây đã ngừng tăng trưởng chỉ nên tưới 1 lần một tuần cho thân cây khỏi bị teo lại. Ngưng hẳn việc tưới nước cho cây vào mùa đông.
Đối với lan được ghép trực tiếp lên thân cây sống hoặc khối gỗ. Ngày tưới nước ít nhất 1 lần khi nắng dưới 30 độ C và ngày 2 lần khi nắng trên 30 độ C. Còn đối với cây trồng trong chậu, thì trung bình sẽ tưới ít nước hơn so với những cây được trồng trong các khối gỗ.
Không nên tưới quá mạnh vì điều đó có thể sẽ làm dập lá, thân, rễ dẫn đến việc dễ gây bệnh cho cây.
Phòng trừ sâu bệnh
Để thuốc được cây hấp thụ một cách tốt nhất nên phun vào buổi chiều mát, khi trời không mưa. Mỗi tháng phun thuốc cho lan một lần để có thể phòng bệnh một cách tốt nhất. Trong những tháng mưa nhiều, nên phun liên tục 10-15 ngày / lần. Khi thời tiết nồm kéo dài, cần phun thuốc trước cửa phòng để tránh việc dịch bệnh.
Các loại bệnh thường gặp của Lưỡng Điểm Hạc
Để hiểu rõ được cách trồng Lưỡng Điểm Hạc thì bên cạnh việc chăm sóc. Các bạn cũng cần biết những bệnh thường gặp của loại lan này
Bệnh do nấm
Một số loại bệnh thường gặp do nâm gây ra ở Lưỡng Điểm Hạc như sau:
- Bệnh đốm lá: Đặc điểm nhận dạng của bệnh này là một đốm nhỏ màu vàng và hơi lõm. Bệnh phát triển theo chiều dọc của lá và sau dần có hình bầu dục, xung quanh có màu nâu đen, ở giữa có màu trắng xám.
- Bệnh thối đọt: Bệnh này do nấm Phytophtora palmivora gây ra. Ban đầu ở gốc các lá non có màu nâu đậm sau đó sẽ chuyển thành màu đen. Bệnh này làm lá rụng một cách dễ dàng. Bệnh lan dần xuống thân cây và làm chết cả cây.
- Bệnh thối rễ và gốc: Bệnh thối rễ và gốc do nấm Pellicularia rolsii và Sclerotium rolssi gây ra. Đặc điểm nhận dạng là cây phong lan bị vàng lá, rễ bị nâu lại và mềm nhũng. Bệnh bắt đầu lan từ đỉnh rễ rồi dần chuyển vào gốc thân.
- Bệnh đen thân cây con: Bệnh này do nấm Fusarium oxysporum gây ra. Dấu hiệu của loại bệnh là xuất hiện ở cổ rễ hoặc gốc thân. Sau đó lan dần làm khô đoạn thân gần cổ rễ và gốc. Vết bệnh ban đầu có màu nâu sau chuyển dần sang đen, lá của cây bị chuyển sang màu vàng.
- Bệnh đốm nâu trên cánh hoa: Bệnh này do một loại nấm mang tên Curvularia eragotidis gây ra. Dấu hiệu nhận biết là vết bệnh có chấm nhỏ nâu hơi lồi, sau lan rộng thành đốm lớn, có màu nâu nhạt. Đây là một loại bệnh góp phần làm mất giá trị của hoa.
Bệnh do vi khuẩn
Dưới đây là một số loại bệnh ở hoa lan do vi khuẩn gây ra. Hãy tham khảo để có thể biết được hoa lan của mình đang gặp phải loại bình gì nhé.
- Bệnh thối nâu: Đây là một loại có vết bệnh màu nâu nhạt về sau chuyển sang màu nâu đen, mọng nước, hình tròn. Bệnh gây hại trên mầm, lá, thân gây nên hiện tượng thối ( hoặc có mùi khó chịu). Nguyên nhân gây ra bệnh là do khuẩm Erwinia carotovora.
- Bệnh thối mềm: Đây là một loại có vết bệnh có dạng bất định, màu trắng đục, ủng nước thường lan rộng theo chiều rộng của phiến lá. Trong điều kiện ẩm độ cao thì sẽ gây hiện tượng thối úng. Còn khi ở trong điều kiện khô ráo, mô bệnh trở nên teo tóp, khô và có màu trắng xám. Đây là một loại bệnh gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas Glagioli.
Bệnh do côn trùng gây hại
Côn trùng là là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh cho hoa lan. Tham khảo để biết những loại côn trùng thường xuyên gây bệnh cho cây lan như thế nào nhé.
- Rệp: Loại côn trùng gây hại phổ biến cho hoa lan chính là rệp. Chúng tập trung chích hút ở các chồi non, lá non, đầu rễ, chồi hoa. Làm cho cây phát triểm kém, còi cọc, hoa không nở hoặc bị rụng cuống.
- Ốc sên, nhớt: Ốc sên thường tập trung cắn phá hoa vào ban đêm. Mục tiêu của những con côn trùng này là các đoạn rễ non, cây con, chồi, phát hoa.
- Sâu hại: Có nhiều loài sâu hại cho cây cảnh, nhưng thường gặp nhất ở cây hoa lan là sâu khoang, chúng thường cắn phá chồi non, phát hoa non.
Trên đây là chia sẽ về Lưỡng Điểm Hạc là gì? và những kinh nghiệm được đúc kết ra từ các chuyên gia trồng lan nhiều năm. Hy vọng các bạn sẽ tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích về lan qua bài trên.
Ý kiến bạn đọc (0)