Thị Trường

Quy Trình Bao Thanh Toán Là Gì? Lợi Ích Và Các Bước Thực Hiện

2242

Bao thanh toán là thuật ngữ quen thuộc trong thương mại, dùng để chỉ một nghiệp vụ tài chính. Theo đó, các doanh nghiệp tiến hành bán, chuyển nhượng các khoản phải thu cho một bên thứ ba với mức chiết khấu nhất định. Vậy, quy trình bao thanh toán diễn ra thế nào? Lợi ích mà các bên nhận được và các bước thực hiện ra sao? Hãy cùng Cogoport tìm hiểu chi tiết về nghiệp vụ này qua bài viết dưới đây

Quy trình bao thanh toán là gì?

Bao thanh toán là nghiệp vụ cấp tín dụng mà các ngân hàng hay tổ chức tín dụng cung cấp cho doanh nghiệp, người bán hàng. Trong đó, ngân hàng sẽ mua lại các khoản phải thu từ hoạt động mua bán mà doanh nghiệp chưa kịp thu hồi. Lúc này, ngân hàng sẽ là bên bao thanh toán và có quyền truy đòi các khoản phải thu đó cùng với số dư bao thanh toán. Về phía doanh nghiệp thì sẽ được nhận một khoản tín dụng để bổ sung vào vốn lưu động, từ đó thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp theo.

Như vậy, có thể xem bao thanh toán là một hình thức trợ vốn mới từ ngân hàng, tổ chức tín dụng. Nhờ đó, doanh nghiệp hoặc người bán hàng có thể xoay chuyển được đồng vốn mà không bị đình trệ hoạt động do bên mua hàng chậm trễ thanh toán.

Các loại hình bao thanh toán đang được áp dụng

Theo quy định tại thông tư số 02/2017/TT-NHNN, nghiệp vụ bao thanh toán bao gồm 4 loại hình sau:

  • Bao thanh toán cho bên bán hàng: Đây là nghiệp vụ mà bên bao thanh toán (ở đây là ngân hàng, tổ chức tín dụng) cho doanh nghiệp, bên bán hàng ứng trước một khoản tiền. Từ đó, bên bao thanh toán nhận được quyền truy đòi các khoản phải thu và các lợi ích của doanh nghiệp theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.
  • Bao thanh toán cho bên mua hàng: Đây là nghiệp vụ mà bên bao thanh toán ứng trước khoản tiền phải trả của bên mua hàng cho bên bán hàng. Bên bao thanh toán sẽ được hoàn trả khoản tiền đã cho ứng và các khoản lãi, phí trong thời hạn được thỏa thuận.
  • Bao thanh toán trong nước: Giả sử trường hợp người mua hàng sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa trong nước, khi đó nếu thỏa mãn điều kiện cả người mua và người bán hàng/người cung cấp dịch vụ đều là công dân Việt Nam và đang cư trú trong nước. Thì phương thức thanh toán được ứng dụng ở đây chính là bao thanh toán trong nước.
  • Bao thanh toán quốc tế: Đây là loại hình bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa một bên xuất khẩu và một bên nhập khẩu. Trong đó, một bên là người đang cư trú trong lãnh thổ Việt Nam, bên còn lại là người nước ngoài. Ngoài ra, các công ty cung cấp dịch vụ logistics toàn diện cũng hỗ trợ hình thức bao thanh toán cho đối tác là công ty xuất khẩu.

Lợi ích từ các hình thức bao thanh toán mang lại

Cũng là một hình thức cấp tín dụng, nhưng rõ ràng, bao thanh toán mang lại lợi ích cho cả bên mua và bên bán. Hoạt động này giúp cả hai bên cải thiện trạng thái ngân quỹ của mình, hạn chế những rủi ro phát sinh từ việc mua, bán và sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu lợi ích mà bao thanh toán mang lại cho từng nhóm đối tượng.

Đối với doanh nghiệp bán hàng

Đối với doanh nghiệp bán hàng, bao thanh toán mang lại nhiều lợi ích thực tế như:

  • Cải thiện tính linh hoạt cho tài sản, bổ sung ngân quỹ kịp thời giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng cạnh tranh.
  • Hình thức bao thanh toán giúp hạn chế được các rủi ro từ các khoản nợ khó đòi.
  • Doanh nghiệp có thể tăng nhanh doanh số bán hàng nhờ chính sách trả chậm.
  • Doanh nghiệp không cần thế chấp tài sản đảm bảo mà vẫn giải ngân được khoản vay mới, bổ sung nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh.
  • Thông qua quá trình thực hiện hợp đồng bao thanh toán, doanh nghiệp bán hàng có thể biết được chính xác về tình hình tài chính thực tế của từng khách hàng.
  • Bao thanh toán giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí từ việc quản lý và thu hồi nợ từ người mua.

Đối với doanh nghiệp mua hàng

Những lợi ích mà bao thanh toán mang đến cho doanh nghiệp mua hàng:

  • Nhờ khả năng thanh toán sau mà doanh nghiệp dễ dàng mua hàng hơn.
  • Doanh nghiệp mua hàng không mất chi phí nào cho hợp đồng bao thanh toán. Việc cấp vốn lưu động này hoàn toàn dựa trên tín dụng của bên bán hàng.
  • Bên mua hàng được sử dụng hàng hóa trước mà không cần trả tiền ngay. Như vậy, người mua có thể xem xét chất lượng hàng hóa trong quá trình sử dụng có đáp ứng đủ các điều kiện đã đặt ra trong hợp đồng hay chưa.
  • Bên mua có nhiều lợi thế hơn khi đàm phán hợp đồng mua hàng.
  • Thủ tục thanh toán đơn giản và linh hoạt bằng nội tệ hoặc ngoại tệ.

Các bước thực hiện quy trình bao thanh toán

Mặc dù bao thanh toán mang lại nhiều lợi ích rõ ràng cho cả bên mua và bên bán, nhưng để thuận lợi được cấp tín dụng phải trải qua nhiều bước xem xét. Quy trình để ngân hàng xem xét cấp tín dụng bao thanh toán bao gồm các bước dưới đây:

Bước 1: Ngân hàng thẩm định hồ sơ bao thanh toán và ký kết hợp đồng

Thẩm định hồ sơ là bước đi đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong các hợp đồng bao thanh toán. Ở bước này, người bán và người mua cần chuẩn bị hợp đồng thương mại. Trong đó bao gồm các điều khoản quy định về quyền và lợi ích của các bên. Đồng thời, doanh nghiệp bán hàng cần làm thủ tục xin tài trợ bao thanh toán. Trong hồ sơ này bao gồm:

  • Đơn xin tài trợ bao thanh toán theo mẫu của ngân hàng, tổ chức tín dụng.
  • Các tài liệu liên quan trong hợp đồng, bao gồm: hợp đồng thương mại đã ký tên, tên và thông tin liên hệ của các bên liên quan.

Sau khi nhận được đầy đủ các hồ sơ hợp lệ, phía ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ bao thanh toán. Các nội dung cần được thẩm định, xem xét như sau:

  • Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Báo cáo tài chính của bên mua và bên bán
  • Điểm tín dụng của doanh nghiệp mua hàng
  • Thẩm định tình hình của người bán thông qua đánh giá tính khả thi, tính ổn định…

Khi các yếu tố trên đều thỏa mãn yêu cầu đặt ra thì phía ngân hàng sẽ ký kết hợp đồng bao thanh toán. Ngược lại, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc một trong các yếu tố trên không thỏa mãn thì ngân hàng sẽ phản hồi kết quả để doanh nghiệp cải thiện và bổ sung.

Bước 2: Bên bán hàng thực hiện nội dung theo hợp đồng thương mại

Khi hợp đồng bao thanh toán đã được ký kết, doanh nghiệp bán hàng cần tiến hành gửi hàng hóa cho bên mua hàng theo đúng nội dung trên hợp đồng thương mại ban đầu. Đồng thời, bên bán hàng cần xuất hóa đơn và các chứng từ cần thiết cho giao dịch.

Bước 3: Bên bán hàng nộp chứng từ xin tài trợ bao thanh toán

Bên bán hàng tiến hành gửi các hóa đơn bán hàng kèm chứng từ giao dịch, cùng với văn bản chuyển nhượng nợ cho bên ngân hàng, tổ chức tín dụng bao thanh toán.

Bước 4: Ngân hàng thẩm định và thực hiện tài trợ

Sau khi nhận được các chứng từ đầy đủ và hợp lệ từ bên bán hàng, ngân hàng (tức bên bao thanh toán) sẽ thẩm định lại các giấy tờ lần nữa. Sau khi đã xác minh tính hợp pháp của các chứng từ, ngân hàng sẽ cấp tín dụng tương đương với giá trị hóa đơn ngay cho người bán. Cuối cùng, ngân hàng gửi toàn bộ chứng từ, hóa đơn giao dịch cho bên mua.

Bước 5: Hoàn tất quy trình bao thanh toán

Đến đây, công đoạn thu hồi nợ đến hạn đều thuộc về quyền hạn và trách nhiệm của bên bao thanh toán. Khi đến kỳ thanh toán, ngân hàng sẽ gửi thông báo và yêu cầu thanh toán cho bên mua. Lúc này bên mua hàng có nghĩa vụ thanh toán số tiền trong chứng từ cho phía ngân hàng. Ngân hàng xác nhận số tiền đã nhận được và hoàn tất thủ tục.

Những điều cần lưu ý để hạn chế rủi ro khi sử dụng phương thức bao thanh toán cho ngành xuất nhập khẩu

Nhờ có hình thức bao thanh toán, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có được nguồn vốn lưu động để phát triển thuận lợi hơn, hạn chế tình trạng tồn kho hàng hóa. Tuy nhiên, bao thanh toán quốc tế cũng mang lại nhiều rủi ro nếu cho doanh nghiệp. Để hạn chế điều này, doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý 2 vấn đề sau:

Chọn lọc khách hàng uy tín

Tìm hiểu kỹ càng về đối tác nhập khẩu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính. Tốt hơn hết, doanh nghiệp xuất khẩu nên tham khảo thông tin từ ngân hàng để có được đánh giá chính xác về đối tác.

Lựa chọn công ty vận chuyển có hỗ trợ phương thức bao thanh toán

Quá trình thanh toán quốc tế giữa các bên đôi khi sẽ gặp phải một số vấn đề ngoài ý muốn, dẫn đến chậm trễ nguồn tiền. Điều này gây khó khăn cho không ít công ty xuất khẩu khi không đủ chi phí để vận chuyển các đơn này khác.

Trong trường hợp này, chỉ các công ty vận chuyển quy mô lớn mới có sự hỗ trợ đối tác của mình qua hình thức bao thanh toán. Đặc biệt, chương trình bao thanh toán của Cogoport có thể hỗ trợ các đơn hàng xuất khẩu có giá trị lên đến 1 triệu USD. Đồng thời, hạn mức hỗ trợ lên đến 95% giá trị đơn hàng, thời gian sớm hơn đến 90 ngày, cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác. Có thể thấy rằng, việc hợp tác với các công ty vận chuyển quốc tế sẽ hạn chế được nhiều rủi ro hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Bao thanh toán là một thuật ngữ chuyên ngành khá xa lạ với người ngoài ngành nhưng lại quen thuộc trong hoạt động thương mại. Từ những nội dung của bài viết, chắc chắn bạn đã nhận thấy rằng quy trình bao thanh toán diễn ra hằng ngày xung quanh hoạt động mua bán thường nhật. Hãy truy cập Cogoport để tìm hiểu thêm về dịch vụ bao thanh toán cho xuất khẩu với nhiều ưu đãi giá trị.

5 ( 1 bình chọn )

Ambalgvn.org.vn

https://ambalgvn.org.vn
Ambassade d'Algérie au Vietnam

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm