Blog

VPF là gì? Cơ Chế Hoạt Động Của VPF Như Thế Nào

752

Gần đây có nhiều bạn hỏi mình VPF là gì? Cơ cấu tổ chức và vai trò của nó ra sao? Tại sao bóng đá Việt Nam lại cần phải có VPF? VPF và VFF có giống nhau không? Tất cả thắc mắc của các bạn mình sẽ giải đáp ngay dưới đây.

VPF là gì

VPF là từ viết tắt của Viet Nam Profestional Football, là đơn vị chuyên tổ chức, quản lý và điều hành các trận đấu bóng chuyên nghiệp diễn ra tại Việt Nam.

VPF là gì? Có thể bạn chưa biết về VPF

Và cụ thể nhất chính là giải V.League – giải vô địch câu lạc bộ bóng đá tại Việt Nam.

  • Trong VPF, Liên đoàn bóng đá Việt Nam – VFF đóng góp 35.4 % với vai trò cổ phần sáng lập, 15 câu lạc bộ bóng đá thi đấu ở giải V-League thì mỗi đội sẽ có 3.9% cổ phần sáng lập, 3 câu lạc bộ bóng đá thi đấu ở giải hạng nhất thì mỗi đội sẽ có 1% cổ phần sáng lập. Còn 3.1% cổ phần sẽ được giao bán.
  • 7/12/2011 thì Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội trao giấy phép hoạt động cho VPF
  • 14/12/2011, Hội đồng quản trị công tu đã bổ nhiệm ông Phạm Ngọc Viễn làm Tổng giám đốc.

VFF là gì?

VFF viết tắt của từ Vietnam Football Federation tạm dịch là liên đoàn bóng đá Việt Nam

Nhiều người thường đánh đồng VPF và VFF, nhưng thực tế không phải như vậy. VFF là liên đoàn bóng đá quốc gia. Mỗi quốc gia đều có một liên đoàn bóng đá riêng, đứng ra dẫn dắt đội tuyển và chịu trách nhiệm về bóng đá nước nhà.

VPF là gì? Có thể bạn chưa biết về VPF

VFF là của Việt Nam, thuộc thành viên của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF), Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) và Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA).

VFF – Liên đoàn bóng đá Việt được Nam thành lập năm 1960. Tiền thân VFF được gọi là Hội bóng đá Việt Nam.

Những vị lãnh đạo đầu tiên của Hội bóng đá Việt Nam gồm: Chủ tịch ông Hà Đăng Ấn (cựu danh thủ bóng đá và là nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Đường sắt Việt Nam). Phó Chủ tịch là ông Trương Tấn Bửu.

Cơ cấu tổ chức của VPF ra sao?

VPF là gì? Nhiệm vụ của VPF đối với bóng đá Việt Nam – RỪNG KHÁI NIỆM

VPF cũng phân chia bộ máy rõ ràng, tuy nhiên việc bầu cử vẫn luôn xảy ra chuyện lùm xùm. Xung quanh nó là vô số vấn đề mà không cần nói ai cũng hiểu.

Theo tổng hợp từ vaoroi, những vị lãnh đạo đầu tiên của VPF được bầu ra tại Đại hội đồng cổ đông lần thứ I 14/ 12/2011 gồm:

  • Chủ tịch Hội đồng quản trị: Ông Võ Quốc Thắng
  • Phó chủ tịch là các ông Lê Hùng Dũng, Nguyễn Đức Kiên và Đoàn Nguyên Đức
  • Tổng giám đốc: ông Phạm Ngọc Viễn làm Tổng giám đốc
  • Phó Tổng giám đốc là các ông Lưu Quang Lãm và Phạm Phú Hòa.

Bộ máy chung của VPF gồm có:

Hội đồng quản trị:

  • Chủ tịch: 01 người
  • Phó Chủ tịch: 01 người
  • Ủy viên:  06 người

Ban Kiểm soát:

  • Trưởng ban: 01 người
  • Thành viên: 02 người

Ban Tổng Giám đốc:

  • Tổng Giám đốc: 01 người
  • Phó Tổng Giám đốc: 01 người

Ban Tổ chức giải:

  • Trưởng ban Tổ chức các Giải Bóng đá chuyên nghiệp: 01 người

Cho đến nay thì bộ máy này khá cồng kềnh và phức tạp. Hiệu quả đạt được không cao mà xung quanh vẫn còn nhiều tai tiếng chưa giải quyết.

Vai trò của VPF là gì?

VPF là gì? VPF có vai trò như thế nào đối với bóng đá Việt Nam

Là một tổ chức hoạt động giống như doanh nghiệp, VPF có nhiệm vụ tổ chức, quản lý và điều hành các giải thi đấu bóng đá chuyên nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam theo đúng luật và quy định của VFF.

VPF hoạt động độc lập, đảm bảo công tác tổ chức các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp, đảm bảo quyền lợi của mỗi đội bóng khi tham gia một giải đấu… Cụ thể từ việc sắp xếp lịch thi đấu, chọn sân thi đấu, VPF ra đời như một sự thúc đẩy tiến lên chuyên nghiệp hóa của bóng đá Việt Nam, hội nhập với nền bóng đá toàn cầu.

Trên đây chúng tôi đã cập nhật thông tin để các bạn biết được VPF là gì? Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu hơn về bóng đá Việt Nam. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều tin thể thao thế giới và lịch xem bóng đá các giải vô địch Châu Á.

0 ( 0 bình chọn )

Ambalgvn.org.vn

https://ambalgvn.org.vn
Ambassade d'Algérie au Vietnam

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm