Kiến Thức Tổng Hợp

Tổng Hợp Trang Phục Truyền Thống Việt Nam Qua Các Thời Kỳ

3316

Trang phục truyền thống Việt Nam là các loại trang phục vô cùng bắt mắt. Được cả nam lẫn nữ sử dụng và tôn lên nét đẹp của bản thân và truyền thống của dân tộc ta. Chắc hẳn những  bộ trang phục này  không còn xa lạ với người dân VN nói riêng  và cả những bạn bè quốc tế nói chung. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về trang phục truyền thống của Việt Nam nhé!

Trang phục truyền thống bao gồm những loại nào?

Áo dài

Áo dài ( quốc phục của Việt Nam). Đã từ lâu áo dài luôn là biểu tượng văn hóa. Gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam . Áo dài Việt Nam ta ra đời vào khoảng đầu  những năm 1739-1765 dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương. Và trải qua nhiều thời kỳ phát triển, tà áo dài không ngừng biến đổi. Nhưng vẫn tôn lên vẻ đẹp  truyền thống ,thanh lịch, dịu dàng của những người phụ nữ Việt Nam ta.

Áo dài là biểu tượng văn hóa của người dân Việt Nam
Áo dài là biểu tượng văn hóa của người dân Việt Nam

Mặc dù áo dài có cả của nam và nữ. Tuy nhiên áo dài lại được phái nữ ưa chuộng dùng trong các công việc hằng ngày. Chúng ta thường bắt gặp những hình ảnh các em học sinh khoác lên người chiếc áo dài trắng thướt tha cắp sách đến trường. Hay là những cô gái huế với chiếc áo dài tím dịu dàng nhẹ nhàng. Đã tôn lên nét đẹp người phụ nữ Việt Nam .

Tuy áo dài thường được sử dụng bởi phái nữ nhưng không vì thế mà các cánh mày râu lại lãng quên bộ trang phục mang nét đẹp truyền thống . Áo dài được các phái nam sử dụng trong những ngày lễ lớn quan trọng. Những ngày quan trọng với cuộc đời mình như là ngày kết hôn hay ngày lễ trưởng thành và lớn hơn thì có cả tiệc mừng thọ.

Trang phục áo tứ thân

Trang phục áo tứ thân: bộ trang phục truyền thống. Đồng thời là biểu tượng của những người phụ nữ ở miền Bắc Việt Nam. Ở những năm trước thế kỷ 20 áo tứ thân luôn là trang phục hằng ngày. Mang đậm tính biểu tượng và phẩm chất của quý giá của người phụ nữ Việt Nam  ta.

Đây không chỉ là một trang phục đẹp mà còn mang ý nghĩa sâu sắc: Phía trước áo có hai tà, phía sau áo có hai tà (vạt áo). Điều đó tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng và cha mẹ vợ). Một vạt cụt nó có tác dụng như một cái yếm và nằm phía bên trong hai vạt lớn tượng trưng cho cha mẹ ôm ấp đứa con vào lòng mình.

Là biểu tượng của những người phụ nữ ở miền Bắc Việt Nam.
Là biểu tượng của những người phụ nữ ở miền Bắc Việt Nam.

Áo gắn năm hạt nút nằm cân xứng năm vị trí cố định. Nó giúp giữ cho nếp áo được ngay thẳng và kín đáo tượng trưng cho năm đạo làm người: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Hai vạt trước buộc lại tượng trưng cho tình chồng vợ khăng khít ,bền chặt ,gắn bó keo sơn.

Hiện nay áo tứ thân  chỉ  được sử dụng trong các lễ hội lớn. Hay các buổi biểu diễn trên các sân khấu truyền thống. Nhưng không vì thế mà bộ trang phục này lại bị lãng quên mà ngược lại còn được giới trẻ tìm hiểu và muốn trải nghiệm bộ trang phục này.

Trang phục áo bà ba

Áo bà ba là trang phục truyền thống ở miền Nam Việt Nam ta. Và cả nam lẫn nữ  đều sử dụng . Hơn hết đó chính là biểu tượng cho người phụ nữ miền Nam. Sự dịu dàng chất phát mà lại hào sảng ,thanh tao. So với những trang phục truyền thống khác áo bà ba mang tính thực dụng khá cao bởi vì rất đơn giản dễ may và mặc .

Áo bà ba là trang phục truyền thống ở miền Nam Việt Nam ta
Áo bà ba là trang phục truyền thống ở miền Nam Việt Nam ta

Áo bà ba thường được làm từ các loại vải mềm ,mỏng nhẹ ,mát như tơ lụa, the. Hơn hết cách tạo nên một chiếc áo bà ba cũng như một chiếc áo thông thường. Với cổ áo ở giữa dài và ngắn tay và gắn thêm 1 hàng  khuy  từ cổ xuống bụng. Vì vậy áo bà ba hiện tại vẫn được những người phụ nữ. Đặc biệt là vùng Nam bộ sử dụng hằng ngày từ ở nhà đi chơi ,đi tiệc hay các lễ hội truyền thống. Và là lựa chọn hàng đầu của các em học sinh khi có các buổi văn nghệ .

Trang phục áo chàm

Áo chàm đây là trang phục truyền thống của một số dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc của nước ta. Áo chàm cũng như tên bộ trang phục xuất phát từ cây chàm loại cây này được sử dụng để nhuộm màu vải.

Áo chàm đây là trang phục truyền thống của một số dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc của nước ta.
Áo chàm đây là trang phục truyền thống của một số dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc của nước ta.

Đặc biệt là áo chàm không như những trang phục truyền thống khác. Áo chàm không trang trí hoa văn, họa tiết và còn được sử dụng hằng ngày trong mọi thời điểm. Tuy nhiên hiện nay áo chàm ngày càng mai một và ít được sử dụng bởi vì quá trình chế tác khá phức tạp và kéo dài.

Trang phục của một số dân tộc khác

Việt Nam vùng đất mẹ. Là nơi cư trú sinh hoạt của 54 dân tộc anh em phân bố khắp mọi miền đất nước .Vì vậy trang phục truyền thống Việt Nam rất đa dạng muôn màu muôn vẻ. Với các kiểu dáng hình thái và kích thước, màu sắc chất liệu khác nhau. Nổi bật là các loại trang phục của các dân tộc:

  • Trang phục người Mường :

Trang phục của phụ nữ người Mường thường là áo màu trắng hay màu sáng ngắn thường chấm đến eo để chỗ cho phần cạp váy chiếm vị trí quan trọng trong bộ trang phục. Chiếc váy của người phụ nữ Mường thường dùng vải thâm hay có nhuộm chàm đen và hình ống. 

Phần nổi bật nhất của chiếc váy là cái cạp váy. Và nó đã trở thành một sản phẩm thẩm mỹ và có tính nghệ thuật rực rỡ nhất của người Mường. Trang phục của một phụ nữ Mường gồm có :cái mũ ,cái yếm ,cái áo ,cái váy ,cái tên ,cái áo chùng, cái khăn thắt áo.

Nét đẹp trang nhã trên trang phục của người Mường
Nét đẹp trang nhã trên trang phục của người Mường

Ngày nay tuy đã qua rất nhiều thời kì, các thay đổi về xu hướng thời trang nhưng không ít phụ nữ Mường vẫn luôn mặc những chiếc váy đen dài, áo ngắn truyền thống cội nguồn như sự nâng niu, bảo tồn gìn giữ phục trang của dân tộc mình.

  • Trang phục người Thái

Người phụ nữ Thái từ trước đến nay vẫn luôn nổi tiếng về sự cần mẫn và sáng tạo. Từ xa xưa , người Thái đã biết lên rừng hái lá dâu về để  nuôi tằm, và tơ để tạo thành  những thước vải xinh đẹp. Những thước vải được họ dệt nên không chỉ bền, chắc mà còn đa dạng sắc màu và sinh động. Người phụ nữ Thái xưa và nay đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật, thể hiện tâm tư tình cảm và kỹ nghệ của mình qua những nét hoa văn họa tiết mang tín ngưỡng văn hóa độc đáo trên bộ trang phục của mình.

 Những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Thái Tây Bắc
Những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Thái Tây Bắc

Một bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ Thái bao gồm: : áo ngắn (gọi là xửa cỏm), áo dài (gọi là xửa chái và xửa luổng), váy (gọi là xỉn), thắt lưng (gọi là xải cỏm), khăn (gọi là piêu), nón (gọi là cúp), xà cạp (gọi là pepăn khạ). Và thêm các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích

  • Trang phục người Bana

Người Ba Na: Nam sẽ  mặc loại áo cộc tay chui đầu, cổ xẻ và mang khố hình chữ T. Nữ thì mặc áo chui đầu, ngắn tay hoặc dài tay, mang váy hở dài tới chân (váy hở ở đây thực chất là một tấm vải lớn, quấn quanh thân người tạo thành một chiếc váy).

Trang phục của người Bana
Trang phục của người Bana
  • Trang phục người Ê -Đê

Người Ê Đê: Nam thường mặc áo dài  có xẻ tà trùm mông hoặc là áo chui đầu dài quá gối và mang khố. Nữ  người Ê -Đê mặc áo thân ngắn có tay dài, mang váy hở.

Trang phục truyền thống của người Ê đê
Trang phục truyền thống của người Ê đê
  • Trang phục người Gia Rai

Người Gia Rai: Nam người Gia Rai mặc áo chui đầu tay ngắn hoặc dài tay, mang khố. Nữ thường mặc áo ngắn chui đầu, mang váy hở hơi  giống người Ba Na.

Trang phục của người Gia Rai
Trang phục của người Gia Rai
  • Trang phục người Chăm

 Người Chăm: Nam thường mặc áo cánh xếp chéo, cài dây và mặc quần sóoc bên trong có váy quấn bên ngoài. Nữ thường có trang phục khá đa dạng tùy thuộc vào từng khu vực. Đa phần là áo cổ tròn cài nút, kèm theo là váy xếp hoặc váy ống.

Trang phục của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận
Trang phục của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận
  • Trang phục người Xơ Đăng

Người Xơ Đăng: Nam thường cởi trần hoặc mặc áo chui đầu, không có ống tay và mang khố. Nữ thường  mặc áo kiểu chui đầu, không có ống tay, mặc váy quấn màu đen và có buộc dây ở ngang bụng.

Người Xơ Đăng có trang phục đặc trưng riêng
Người Xơ Đăng có trang phục đặc trưng riêng

Trang phục truyền thống Việt Nam ta qua từng thời kỳ đổi mới

Thời kỳ tự chủ

Trong thời kỳ tự chủ nói riêng và phong kiến nói chung. Trang phục của người Việt cổ được phân thành ba loại chính theo cách cắt cổ áo .

  • Đầu tiên: áo giao lĩnh 

Áo giao lĩnh hay còn gọi là áo tràng. Là một loại áo choàng chéo truyền thống của người Việt Nam trước thế kỷ 19.

Trang phục phổ biến trong lịch sử Việt Nam và các nước đồng văn
Trang phục phổ biến trong lịch sử Việt Nam và các nước đồng văn

Đây là một loại áo rộng. Kiểu áo này vào thời Lê vạt cả thường nhỏ hơn thân, ít khi xẻ tà hai bên hông. Nhưng khi sang thời Nguyễn thì luôn xẻ tà, vạt cả rộng bằng thân. Áo may dài tay, rộng tay (32cm–36cm). Thân áo dài từ ngang xương ống đồng đến chấm gót chân. Và may bằng năm – sáu tấm vải, không phân biệt nam nữ.

Đến thế kỷ 19 thì áo giao lĩnh không còn dùng như thường phục nữa. Mà chỉ sử dụng làm quân phục, tế phục. Trong dân gian thì được gọi là áo thụng. Trong triều thì được gọi là “bổ phục” để cho các quan lại mặc ra bên ngoài cùng khi có đại tế hay chầu vua. Khi mặc áo thì đính thêm bối tử ở trước ngực và lưng để rõ phẩm ngạch. Đến Thời Nguyễn, từ “trực lĩnh” cũng biến mất hẳn. Vì chỉ còn dùng loại trực lĩnh buộc vạt sang phía bên nách và gọi là “giao lĩnh”

  • Thứ hai :Áo trực lĩnh

Áo trực lĩnh: Loại áo có cổ cắt thành vạt xẻ dọc ở giữa thân trước, áo may rộng, có xẻ vạt bên hông, tay áo cắt dài bằng gấu. Áo trực lĩnh thường được sử dụng cho phụ nữ. Áo tứ thân của người phụ nữ Bắc bộ cũng là một dạng áo trực lĩnh.

Một Vài Hình Ảnh Trang Phục Nam Việt Nam Qua Các Thời Kỳ
Một Vài Hình Ảnh Trang Phục Nam Việt Nam Qua Các Thời Kỳ
  • Thứ ba :Áo bàn lĩnh 

Áo bàn lĩnh (hay còn gọi là viên lĩnh): Là loại áo cổ tròn, có vạt cài sang bên phải tương tự như áo giao lĩnh. Là loại áo rất phổ biến trong triều đình nước ta thời xưa. Áo bàn lĩnh được may bằng loại gấm thất thể, có cỡ áo rộng, xẻ bên, tay áo dài bằng gấu áo. Áo bàn lĩnh là loại áo cùng với  long bào, phượng bào, mãng bào  và quan phục sử dụng trong các nghi lễ hay khi thiết triều ngày xưa.

Trang phục phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ
Trang phục phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ

Những loại áo này được sử dụng ở gần như toàn bộ các triều đại của nước ta. Khác nhau về mức độ phổ biến trong dân gian theo từng thời kỳ. Người phụ nữ thường mặc váy dài còn đàn ông thì phải đóng khố. Còn quần chỉ được sử dụng sau khi nước ta tiếp xúc với nền văn hóa Trung Hoa sau này.

Thời Lý -Trần

Trong thời Lý- Trần  người Việt Nam ta thường sử dụng các trang phục như áo giao lĩnh, áo viên lĩnh. Bên dưới mặc váy quây màu đen, quần hay khố. Nam thì đội mũ chữ đinh.

Đặc trưng trang phục dân gian thời Lý -Trần
Đặc trưng trang phục dân gian thời Lý -Trần

Thời Hậu- Lê

Đến thời Hậu- Lê, áo giao lĩnh cũng còn là trang phục được sử dụng phổ biến nhất .Vạn quốc nhân vật chi đồ của Nhật Bản. Đã được soạn vào năm 1645 cho thấy người đàn bà thường đội nón rộng, mặc áo giống như áo giao lĩnh và có hai vạt buông thõng, bên dưới thì mặc váy. Đàn ông phải búi tóc và mặc áo giao lĩnh.

Một Số Loại Trang Phục Thời Hậu Lê, Một Số Dạng Trang Phục Thời Lê
Một Số Loại Trang Phục Thời Hậu Lê, Một Số Dạng Trang Phục Thời Lê

Thời Nguyễn

Dưới triều đại nhà Nguyễn ,sau khi thống nhất hai miền triều đình. Nhà Nguyễn bắt đầu chỉnh đốn vấn đề trang phục. Đầu thế kỷ thứ 19, vua Minh Mạng ra lệnh cho người dân phía Bắc thay đổi trang phục theo giống với phía Nam. Đàn ông bắt đầu mặc áo dài, phụ nữ từ dải Hoành Sơn trở vào cũng mặc áo dài trong khi từ Hà Tĩnh trở ra thì vẫn mặc áo tứ thân theo kiểu cũ.

Mãn nhãn với những bộ trang phục cung đình Triều Nguyễn
Mãn nhãn với những bộ trang phục cung đình Triều Nguyễn

Ngoài ra, người phụ nữ Việt Nam thời xưa còn mặc yếm. Nó chính  là một mảnh vải vuông che phía trước  ngực, một góc được cắt lẹm và đính hai dải vải buộc sau gáy. Hai bên trái phải thì cũng được đính hai dải vải để buộc ra sau ngực. Vào thời này , người phụ nữ khi ở nhà chỉ mặc yếm và  ra ngoài mới mặc áo.

Trải qua quãng thời gian dài của lịch sử. Ông cha chúng ta đã tạo nên các loại trang phục truyền thống Việt Nam. Những bộ trang phục tôn lên nét đẹp của dân tộc ta và truyền cảm hứng đến cho giới trẻ hôm nay và tương lai .Mong rằng mọi người sẽ càng hứng thú hơn với thành quả dân tộc và quá trình hình thành chúng cũng như những bộ trang phục này.

 

0 ( 0 bình chọn )

Ambalgvn.org.vn

https://ambalgvn.org.vn
Ambassade d'Algérie au Vietnam

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm