Quốc lộ 1A được xem là trục đường huyết mạch của nước Việt Nam. Con đường dài gần 2500 km là trục đường nối Bắc – Nam xuyên qua nhiều tỉnh thành. Vậy con đường được ví xương sống đất nước này có điều gì thú vị? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Giới thiệu tổng quan về Quốc lộ 1A
Quốc lộ 1A là trục đường Bắc – Nam có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam.
Khái quát tổng quan
Quốc lộ 1A còn có tên khác là Quốc lộ 1, Đường Cái Quan, Đường 1, Đường Xuyên Việt hay Đường Thiên Lý. Km 0 của Quốc lộ xuất phát ở cửa khẩu Hữu Nghị. Nằm trên biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam. Tọa lạc ở thị trấn Đồng Đăng thuộc Cao Lộc, Lạng Sơn. Điểm kết thúc của Quốc lộ là km thứ 2482. Chấm dứt tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
Quốc lộ 1 được xem là tuyến đường quan trọng nhất ở Việt Nam. Trục đường chạy qua những trung tâm thành phố quan trọng nhất tổ quốc. Nối liền 4 thành phố lớn bao gồm Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơ. Quốc lộ 1 chạy song song với đường cao tốc Bắc – Nam, và mang ý nghĩa tương tự với tên của cao tốc.
Thông số về kỹ thuật
Quốc lộ 1A có những thông số về kỹ thuật như sau:
- Chiều dài tổng cộng: 2.301,34 kilometers
- Độ rộng mặt đường: 26m
- Chất liệu thảm bê tông: nhựa
- Số lượng cầu trên đường: 874 cây
- Tải trọng cho phép: 25 đến 30 tấn
Lịch sử hình thành
Quốc lộ 1 được hình thành qua từng giai đoạn. Lịch sử đầu tiên của trục đường Nam Bắc bắt đầu từ lúc Việt Nam bị chia cắt 2 miền. Nó được chính quyền lúc đó phát triển song song đường biển. Đến thời nhà Nguyễn khi đất nước được thống nhất, đường Cái Quan mới được tu sửa và hoàn thiện. Lúc đầu con đường này chỉ là con đường nhỏ dành cho vận chuyển người và hàng hóa bằng ngựa. Quốc lộ được nâng cấp và mở rộng vào thời Pháp thuộc. Trong thời kỳ loạn lạc do chiến tranh, đường Thiên Lý bị giặc đóng chiếm và phá hoại. Dẫn đến lưu thông khó khăn và đứt quãng một thời gian rất dài.
Từ sau năm 2000 cho đến này, con đường được mở rộng bằng hình thức BOT. Đây là hình thức mà Chính phủ kêu gọi các công ty tư nhân bỏ vốn xây dựng trước thông qua đấu thầu. Sau đó họ được khai thác vận hành một thời gian và cuối cùng là chuyển giao lại cho chính phủ. Nhiều đoạn đường hiện tại của đường số 1 đã mở rộng thành 2 làn trở lên. Tính từ năm 2015 đến hiện tại, hầu hết đoạn đường sở hữu 4 làn xe riêng biệt. Không bao gồm một số phân khúc từ tỉnh Cần Thơ đi Cà Mau.
Ý nghĩa kinh tế mà Quốc lộ 1A
Quốc lộ 1A có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế cả nước. Con đường Thiên Lý chính là cầu nối giữa kinh tế 3 miền Bắc Trung Nam. Nhờ sự góp mặt của Quốc lộ mà vận tải trở nên dễ dàng và thuận tiện trên những chuyến đường dài. Đường số 1 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch bằng những lượt xe khách đường dài. Bên cạnh đó còn giúp tối ưu hóa quá trình tiêu thụ hàng hóa, mở rộng thị phần. Giúp tăng cường sự hợp tác kinh tế đa vùng miền. Khuyến khích giao lưu trao đổi hàng hóa khắp mọi nơi trên tổ quốc.
Không chỉ thúc đẩy kinh tế vươn mình lên, Quốc lộ 1A còn góp phần tăng trưởng thị trường bất động sản. Bất động sản là ngành tiếp theo sau vận tải thừa hưởng nhiều lợi thế từ tuyến đường dài nhất nước này. Giá trị những bất động sản ven đường cũng được thẩm định cao hơn.
Bên cạnh đó, những tuyến đường để song hành với đường số 1 cũng được đẩy mạnh đầu tư bố trí. Mục đích nhằm kết nối giao thông và kinh tế liên tỉnh với nhau. Từ đó thu hút người dân đến lập nghiệp và xây dựng kinh tế. Và điều đó lại giúp cho bất động sản tăng giá.
Lộ trình của Quốc lộ 1A
Với chiều dài lên đến gần 2500km, lộ trình của Quốc lộ 1A cũng chính là lộ trình dài nhất nước. Nằm trải dài suốt rất nhiều tỉnh thành phố quan trọng.
Lộ trình chính
Lộ trình nhánh chính của đường số 1 xuyên qua 31 tỉnh thành với những nút giao thông chính là:
- Km 0: Cửa khẩu Hữu Nghị
- Km 16: : Lạng Sơn
- Km 119: Bắc Giang
- Km 139: Bắc Ninh
- Km 170: Hà Nội
- Km 229: Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
- Km 263: Ninh Bình
- Km 280: Tam Điệp
- Km 323 :Thanh Hóa
- Km 461: Vinh, tỉnh Nghệ An
- Km 510: Hà Tĩnh
- Km 658: Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
- Km 750: Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
- Km 824: Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Km 929: Đà Nẵng
- Km 991: Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
- Km 1054: Quảng Ngãi
- Km 1232: Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
- Km 1329: Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
- Km 1450: Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
- Km 1482: Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa
- Km 1525: Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận
- Km 1701: Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
- Km 1819: Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
- Km 1867: Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
- Km 1879: Bình Dương
- Km 1889: TP Hồ Chí Minh
- Km 1924: Tân An, tỉnh Long An
- Km 1954: Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
- Km 2029: Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
- Km 2068: Cần Thơ
- Km 2096: Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang
- Km 2119: Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
- Km 2176: Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
- Km 2236: Cà Mau, tỉnh Cà Mau
Lộ trình nằm trên đường AH1
Đường AH1 là một tuyến đường lộ dài xuyên Á bậc nhất với chiều dài tổng lên đến 20.557km. Xuất phát ở Tokyo, Nhật Bản, kéo dài qua Triều Tiên, xuyên Trung Quốc, Đông Nam Á và Ấn Độ. Kết thúc của AH1 nằm ở đường biên giới giữa Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria Tây Istanbul.
Tại Việt Nam, tuyến đường chính Quốc lộ 1 hợp với Quốc lộ 51 và 22 tạo thành một đoạn của đường AH1 xuyên Á.
Tuyến AH1 xuyên qua Việt Nam gồm 2 đường Quốc lộ.
- Quốc lộ 1: đoạn đường Lạng Sơn → TP.HCM. Cửa khẩu Hữu Nghị/Lạng Sơn → Bắc Giang → Bắc Ninh → Thủ đô Hà Nội → Phủ Lý → Ninh Bình → Thanh Hóa → Vinh → Hà Tĩnh → Đồng Hới / Quảng Bình → Đông Hà / Quảng Trị → Huế → Đà Nẵng → Quảng Ngãi → Tuy Hòa → Nha Trang → Phan Rang → Tháp Chàm → Biên Hòa → TP.HCM.
- Quốc lộ 22: TP.HCM → Cửa khẩu Mộc Bài/Tây Ninh
- Nhánh đường phụ: Quốc lộ 51: Biên Hòa → Vũng Tàu.
Khi tuyến đường cao tốc Bắc Nam được hoàn thành, đoạn từ Hữu Nghị Quan đến Long Trường sẽ chính thức đổi thành AH1. Tên Quốc lộ 1 sẽ được thay thế khi công trình trên đưa vào vận hành khai thác.
Các tuyến lộ liên quan
Quốc lộ 1A không phải là tuyến đường đơn thân độc mã. Song hành với nó còn các tuyến lội liên quan như Quốc lộ 1B, 1C và 1K.
Tuyến QL 1B
Là tuyến đường rẽ từ Quốc lộ 1A tại Đồng Đăng đi ngược lại về TP.Thái Nguyên. Tên Quốc 1B được đặt để phân biệt với Quốc lộ 1D mới xây vào năm 2001. QL 1D có chiều dài toàn tuyến 35km. Là lộ trình để đi và TP. Quy Nhơn, tránh đèo Cù Mông.
QL 1B nối 2 tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn bằng tuyến đường dài 140 cây số. Giao với Quốc lộ 1A tại TT. Đồng Đăng, Cao Lộc tại điểm đầu. Và kết thúc lộ trình tại điểm giao ở đảo tròn Tân Long, TP. Thái Nguyên với Quốc lộ 3.
Tuyến QL 1C
QL 1C khiêm tốn với chiều dài chỉ 17.3km. Đường 1C chạy theo hướng Tây Đông. Điểm giao xuất phát tại đèo Rù Rì, xã Vĩnh Lương, TP. Nha Trang. Kết thúc tại điểm cuối thuộc ngã 3 Thành, TT. Diên Khánh, huyện DIên Khánh..
Tuyến QL 1K
QK 1K là trục đường chính nối giữa TP. HCM – Bình Dương – Đồng Nai. Điểm xuất phát nằm tại ngã 3 Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP.HCM. Giao với đường số 1 rồi chạy đến TP. Dĩ An, Bình Dương. Điểm cuối kết tại Hố Nai, TP. Biên Hòa, Đồng Nai giao cắt với Quốc lộ 1A. Tổng chiều dài của QL 1K là 20.8km. Đoạn cuối của Quốc lộ này trùng với đường Nguyễn ÁI Quốc thuộc TP. Biên Hòa.
Những bất cập còn tồn tại
Mặc dù là một con đường huyết mạch của đất nước nhưng Quốc lộ 1A vẫn mang nhiều bất cập.
Chưa được nâng cấp sửa chữa
Trong suốt lịch sử phát triển. Quốc lộ 1A luôn thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh thành mà nó đi ngang qua. Tuy nhiên, bản thân con đường chính này lại không được chú trọng nâng cấp tu sửa. Chính vì vậy vào năm 2005, nó vốn không đáp ứng được nhu cầu lưu thông của xe cộ.
Hiện nay thì đường số 1 đang được nâng cấp các đoạn xa lộ đô thị. Làm đường né đô thị. Cải tiến lại đoạn đường chạy qua các đô thị liền kề nhau liên tiếp. Trong thời điểm chưa có quyết định đổi tên, các đoạn mới xây dựng tạm gọi với tên Quốc lộ 1 mới. Tuyến mới không chạy song song với Quốc lộ 1 cũ nữa. Quốc lộ 1 cũ phân khúc Hà Nội chạy song song với đường sắt Bắc Nam, đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng.
Hễ mưa là ngập
Trên tuyến QL 1A chạy qua P. Tam Quan Bắc, Tam Quan, xã Hoài Châu Bắc, nhiều diện tích ruộng đồng ven lộ đang bỏ hoang hóa .Những trận mưa lũ bắt nguồn từ các dự án nâng cấp, mở rộng đường luôn tàn phá ruộng đồng của các hộ dân. Gây ra nhiều bức xúc cho cộng đồng người dân sinh sống tại đây. Người dân thôn Quy Thuận cho hay những đợt thác nước lũ kéo xuống cày nát ruộng đồng của họ. Nguyên nhân chủ yếu do Quốc lộ 1 thi công quá cao. Hệ thống cống thoát lũ không phù hợp đấu thẳng vào ruộng dân.
Một lý do khác theo chủ tịch UBND P. Trần Quang Diệu là do KCN Phú Tài mở rộng. Khoảng 3 năm trở lại đây, KCN đó cho san lấp mặt bằng phía thượng lưu, khiến lũ dồn về gây ngập nặng nề. Nguyên nhân khác cũng do các đường cống thoát nước qua Quốc lộ 1A quá nhỏ nên liên tục bị bồi lấp. Từ đó dẫn đến hiện tượng nghẹt lũ.
Nhiều năm qua, UBND tỉnh kiến nghị lên Bộ GTVT về việc yêu cầu cải thiện vấn đề trên song bộ chưa phản hồi. Vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Định cho biết sẽ chỉ đạo UBND tỉnh sớm đầu tư hệ thống thoát nước, giải bớt ngập cho người dân. Đồng thời, sẽ kiến nghị Bộ GTVT bồi thường phần ruộng đồng bị sa bồi thủy tàn phá do ảnh hưởng từ dự án nâng cấp Quốc lộ. Tuy nhiên, Bộ GTVT phản hồi vào tháng 5/2021 rằng việc bồi thường là không đúng quy định. Do nguyên nhân diện tích ruộng đất bị hủy hoại là từ trận lũ lịch sử tháng 11, 12/ 2016. Bộ GTVT đã đề xuất UBND tỉnh kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý nội dung trên.
Trước sự bức xúc của dân, ông Phạm Trương (Chủ tịch UBND TX. Hoài Nhơn) không đồng tình với nguyên nhân của Bộ GTVT. Ông cho hay chính quyền đã làm việc lại với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định để tiếp tục kiến nghị và yêu cầu quyền lợi cho người dân.
Dù Quốc lộ 1A rất quan trọng với đất nước, tuy nhiên, phía trong quá trình xây dựng lại chứa nhiều bất cập. Chính quyền địa phương luôn cố gắng ra sức kiến nghị đến cấp bậc cao hơn mỗi năm. Với hy vọng nhanh chóng đem lại cho người dân một cuộc sống ổn định hơn. Chia sẻ những mất mát to lớn của họ do lũ lụt gián tiếp từ Quốc lộ mang lại. Đồng thời để người dân chịu nạn không phải mất niềm tin vào chính quyền địa phương.
Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức về Quốc lộ 1A. Đây cũng là một con đường chắc chắn bạn đã một lần ít nhất lăn bánh trên một đoạn của nó. Trục đường huyết mạch vẫn đang ngày đêm miệt mài thúc đẩy phát triển nền kinh tế của đất nước.
Ý kiến bạn đọc (0)